Chụp ảnh “bắt đứng” chuyển động

Chụp ảnh bước chân đi

Khi diễn tả chuyển động trong ảnh, kỹ thuật nhiếp ảnh có 02 thủ pháp chính, bài viết này đề cập đến thủ pháp sử dụng tốc độ cao để “bắt đứng” chủ đề đang chuyển động.

Trong máy ảnh, bộ phận màn chập quyết định thời gian thu nhận ánh sáng vào, chúng ta thiết lập thời gian thu nhận ánh sáng (tốc độ chụp) nhanh hay chậm dựa vào 2 yêu cầu: 1/ để file ảnh đủ sáng, 2/ tốc độ phù hợp nhu cầu diễn tả hành động của chủ đề.

Trong trường hợp muốn chủ đề đứng yên trong trạng thái đang hoạt động chúng ta cần tốc độ nhanh, trong khoảng 1/250 giây cho đến trên 1/1000 giây, tuỳ thuộc vào chuyển động của chủ đề mà chúng ta cân nhắc cho phù hợp

Khi chủ đề là bước chân đi hoặc chạy, trong 01 chu kỳ bước từ lúc chân sau nhấc lên cho đến khi chân đó đặt xuống phía trước chúng ta có 2 hoặc 3 khoảnh khắc tốt nhất để ghi hình lại: lúc chân sau nhấc lên, lúc cả 02 chân đang trên không (chạy) và lúc chân trước đặt xuống  và trong các thời điểm đó chúng ta phải chụp đúng lúc để chủ đề có dáng vẻ sinh động nhất.

Việc quan sát, theo dõi và ước lượng thời điểm bấm máy cần sự tập trung và không quá khó, chỉ cần vài lần luyện tập và thỉnh thoảng áp dụng là chúng ta có thể tự tin làm được, ngoài ra với nhứng máy ảnh cho phép chụp tốc độ liên tiếp nhanh hơn 5 khung hình/giây thì chúng ta dễ dàng chụp được động tác bước đi đẹp.

Tuy việc chụp đúng lúc động tác đẹp không quá khó nhưng nếu trong góc chụp chủ đề đi ngang, chúng ta chụp lúc chủ đề đi từ xa hoặc đã đi qua chúng ta thì ảnh cũng sẽ kém hấp dẫn, khoảng khắc tốt nhất là chủ đề đến vị trí ngang mặt và bước chân đúng 01 trong 03 khoảnh khắc trên chúng ta mới bấm máy.

Nếu dựa vào thiết bị mà lúc bấm máy không tập trung cũng sẽ cho kết quả không tốt nhất. Cũng có trường hợp bấm rất nhiều chỉ đạt mức khoảnh khắc tốt, muốn có khoảnh khắc “độc” cũng cần phải may mắn, yếu tố may mắn cũng là 01 điều thú vị trong nghệ thuật nhiếp ảnh.

Tất cả ống kính đều có thể chụp chuyển động tốt, thân máy có tốc độ chụp liên tiếp nhanh hơn  sẽ có ưu thế hơn hẳn, tuy vậy chỉ cần kỹ năng tốt , “bấm là trúng” thì chúng ta cầm trên tay thiết bị nào cũng cho kết quả tốt, việc rèn luyện kỹ năng của bản thân mới đẹp lại kết quả cao nhất.

Có 1 thủ pháp thể hiện ngược lại , sử dụng tốc độ chậm để tạo ra vệt “mờ nhoè” cũng đem lại cảm giác chuyển động của chủ đề khi xem ảnh, đó là thủ thuật chụp lia máy hoặc cố tình để chủ đề mờ nhoè